Vào
mùa đông, nhiều vùng ở Trung Quốc thường chịu sự chiếm lĩnh của luồng không khí
lạnh. Luồng không khí vừa lạnh vừa khô bắt nguồn từ phương Bắc di chuyển xuống
phía Nam với cường độ mạnh, khi nó tiếp xúc luồng không khí nóng ẩm ở phương
Nam, do không khí lạnh nặng hơn không khí nóng, liền đẩy không khí nóng ẩm bay
lên cao, khiến cho hơi nước trong luồng không khí nóng nhanh chóng kết tủa tạo
thành hạt băng, các hạt băng to dần lên trở thành hoa tuyết rồi sau đó rơi
xuống đất.
Trước
khi luồng không khí lạnh đến, thông thường thì luồng không khí nóng ẩm ở phương
Nam
rất mạnh, vì thế, thời tiết có phần ấm áp. Mà hơi nước kết tụ thành hoa tuyết
cũng giải phóng ra một nhiệt lượng nhất định, điều này khiến cho thời tiết
trước khi tuyết rơi và khi tuyết rơi thường không lạnh.
Sau
khi trung tâm luồng không khí lạnh qua đi, mây tan tuyết tạnh, thời tiết trở
nên trong xanh, do trên bầu trời đã mất đi tầng mây cản trở, trên mặt đất liền
phóng ra một nhiệt lượng rất lớn, nhiệt độ lúc này giảm xuống đáng kể. Hơn nữa,
những nơi tuyết rơi khi bị ánh sáng Mặt trời chiếu xạ xuống sẽ bị tan chảy, khi
tan chảy sẽ hấp thu một nhiệt lượng lớn. Theo thí nghiệm thực tế, 1 gam băng ở
0 độ C, tan chảy thành nước 0 độ C cần hấp thu là 334,4 micron (80kcal) nhiệt
lượng, cho nên khi một vùng lớn tuyết tan thì nhiệt lượng cần hấp thu cũng phải
tương đương. Vì thế người ta có cảm giác thời tiết lạnh hơn.
Vì sao tuyết trắng?
Để
trả lời câu hỏi này, không nhất thiết bạn phải là nhà khoa học. Bạn có muốn thử
tìm hiểu không?
Khi
tia sáng Mặt trời xâm nhập vào một hạt tuyết, nó sẽ nhanh chóng bị tán xạ bởi
vô số những tinh thể băng và túi khí bên trong. Gần như toàn bộ tia sáng bị bật
ngược trở lại và ra khỏi hạt tuyết. Vì thế tuyết giữ nguyên màu sắc của ánh
sáng Mặt trời – màu trắng.
Vậy,
ánh sáng là gì và thế nào là hiện tượng tán xạ ánh sáng?
Ánh
sáng là tập hợp của vô số các hạt photon. Photon đến mắt chúng ta dưới hình
thức một “dải cầu vồng” mà các nhà vật lý gọi là quang phổ. Quang phổ có rất
nhiều màu sắc, nhưng về cơ bản có 7 màu là đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm,
tím truyền trong không gian với bước sóng ngắn, còn các photon của các dải màu
“nóng” hơn thì truyền đến mắt chúng ta với bước sóng dài. Ánh sáng Mặt trời là
tổng hợp của tất cả những màu sắc ấy, nhưng nó không rực rỡ như bạn nghĩ đâu mà
chỉ có một màu thôi – màu trắng.
Khi
các hạt photon va chạm với bất kỳ một vật thể nào đó, chúng sẽ có những phản
ứng rất đa dạng. Chúng có thể bật trở lại (thuật ngữ vật lý là phản xạ), có thể
bắn ra các phía (tán xạ), hoặc thậm chí chúng có thể đi theo một đường thẳng
(sự truyền ánh sáng). Có một khả năng nữa là các hạt photon sẽ “đâm sầm” vào
một phân tử của chất tạo thành vật thể, truyền năng lượng cho phân tử này và
“chết” (hấp thụ). Các hạt photon thuộc những dải màu khác nhau có phản ứng khác
nhau tuỷ theo vật thể mà nó va chạm. Như vậy, các bạn có thể hiểu đơn giản thế
này: Quả táo Tây có màu đỏ hồng bởi vì nó hấp thụ phần lớn ánh sáng “nóng”, chủ
yếu là ánh sáng đỏ, trong quang phổ. Ánh sáng màu lục, lam, chàm, tím “yếu” hơn
bị bật ngược trở lại (cho nên không thể có quả táo màu xanh nước biển, trừ phi
có ai… nhuộm nó).
Vậy
là mọi chuyện trở nên đơn giản
sotechvn