(GDVN) - Mỹ sợ kinh phí bị "giật gấu vá vai", sẽ cùng châu Âu phát triển phi thuyền vũ trụ mang theo con người Orion, cùng Nhật Bản phát triển tên lửa đẩy SLS.
Mạng "Tân Hoa kiều báo" Nhật Bản ngày 15 tháng 7 đưa tin, hai nước Nhật-Mỹ hiện đang bàn thảo khả năng cùng phát triển động cơ tên lửa đẩy thế hệ mới. Nhưng, do kế hoạch mới đầy thách thức này cần đầu tư rất nhiều tiền của, đây là một trở ngại thực tế đối với hai nước Nhật-Mỹ.
Ngày 14 tháng 7, chính phủ hai nước Mỹ-Nhật tuyên bố, hai nước đang thảo luận cùng nhau phát triển động cơ tên lửa đẩy cỡ lớn dùng cho nhiệm vụ khám phá sao Hỏa mang theo con người của Cục hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA), từ đó làm giảm chi phí của hai nước trên phương diện nghiên cứu này.
Phía Mỹ hy vọng thông qua các chương trình không gian cỡ lớn tiếp theo như phi thuyền vũ trụ mang theo con người Apollo, tàu con thoi và trạm không gian vũ trụ quốc tế, tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực khám phá vũ trụ.
Theo bài báo, trong kế hoạch khám phá sao Hỏa của Mỹ, điều quan trọng chi phối sự thành công hay thất bại của họ chính là chương trình phát triển tên lửa SLS và phi thuyền mang theo con người Orion do Mỹ nghiên cứu phát triển.
Bài báo chỉ ra, đối với Mỹ, nếu độc lập gánh lấy chi phí phát triển khổng lồ sẽ làm cho kinh phí của Cục hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) bị "giật gấu vá vai". Đối với vấn đề này, Cục hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ tháng 1 tuyên bố sẽ cùng với châu Âu cùng phát triển phi thuyền vũ trụ mang theo con người Orion, đồng thời cùng Nhật Bản chia sẻ một phần công tác phát triển tên lửa đẩy cỡ lớn SLS, theo đó kinh phí của Mỹ sẽ giảm mạnh.
Theo bài báo, về mặt công nghệ, Mỹ nghiên cứu chế tạo, phát triển phi thuyền hàng không vũ trụ mang theo con người đã 30 năm, nhân lực và công nghệ phát triển động cơ tên lửa đẩy kiểu mới đều không đủ. Trong khi đó, trước đây Nhật Bản nhập khẩu lượng lớn công nghệ có liên quan từ Mỹ và bắt đầu nghiên cứu phát triển máy móc cỡ lớn, những năm gần đây công tác phát triển, nghiên cứu chế tạo tên lửa đẩy cỡ lớn H2A đã do Nhật Bản độc lập hoàn thành.
Chuyên gia phân tích cho rằng, đây cũng là nguyên nhân quan trọng để Mỹ quyết định nhập khẩu tên lửa đẩy H3 hiện đang phát triển của Nhật Bản, tiến hành cải tiến để nó tiếp tục đạt yêu cầu công nghệ của tên lửa cỡ lớn SLS.
Đối với Nhật Bản, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là tiếp tục cải tiến tên lửa H2A, đồng thời cân nhắc làm thế nào để giảm giá thành, làm cho nó có thể xâm nhập thị trường, đồng thời qua đó phô diễn sức mạnh khoa học công nghệ không gian của Nhật Bản.
Tên lửa đẩy H-2A của Công nghiệp nặng Mitsubishi, Nhật Bản
"theo báo Giáo Dục Việt Nam"