Trong thời kỳ nước Đức chịu quyền thống trị của
Hitler, hình chữ “Vạn” ở đâu cũng có, nó không những tượng trưng cho nền thống
trị chuyên chế phát xít của nước Đức theo đảng Quốc Xã, mà còn tạo ra những nỗi
đau khổ vô tận cho nhân dân Do Thái, cũng như nhân dân tất cả các nước bị nước
Đức Quốc Xã xâm lược.
Chữ “Vạn” còn được gọi là chữ thập ngoặc. Nó đã có
lịch sử rất xa xưa. Ngay từ hơn bốn ngàn năm trước Công nguyên, hình chữ “Vạn”
đã xuất hiện. Ở nước Ấn Độ thời cổ đại, nó biểu hiện hạnh phúc tối cao. Ở Trung
Quốc nó đã được lưu hành hồi Võ Tắc Thiên năm chính quyền, bà đã định âm chữ
này là “Vạn”. Trước thời Hitler, một số người Đức đã từng sử dụng hình tượng
trưng cho chữ “Vạn” này rồi.
Mùa hè năm 1920, Hitler cảm thấy rằng Đảng Quốc Xã
cần một biểu tượng tượng trưng có thể thu phục được lòng người. Sau nhiều suy
nghĩ, hắn thiết kế một lá cờ với một vòng tròn trắng, ở giữa vẽ chữ “Vạn” màu
đen và hắn đã cảm thấy hết sức đắc ý về lá cờ này.
Theo cách giải thích của hắn
thì mầu đen tượng trưng cho ý nghĩa xã hội trong cuộc vận động của bọn hắn, mầu
trắng tượng trưng cho tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, còn chữ Vạn thì tượng trưng
cho sứ mệnh chiến thắng của giống người Arian.
Thực ra thì Hitler tuyên truyền
cho chủ nghĩa chủng tộc cực đoan, coi người Arian là chủng tộc cao quý nhất. Về
sau dưới là cờ chữ “Vạn”, đảng Quốc Xã đã không ngừng khuếch trương thế lực.
Đến năm 1933, đảng Quốc Xã lên chấp chính, chữ “Vạn”
lại trở thành hình tượng trưng cho nước Đức Quốc Xã, nhưng dưới con mắt của
nhân dân thế giới, nó chỉ tượng trưng cho tội ác mà thôi.