Nằm xa lắc ngoài khơi, một hòn đảo xinh đẹp với cây
cối xanh rờn nhưng cô độc giữa bốn bề nước mênh mông. Cách nó hàng trăm km, một
vòng tròn san hô trắng muốt lằn trên nền đại dương xanh ngắt cũng đang một mình
chống chọi với sóng gió đại dương. Vì sao chúng lẻ loi vậy nhỉ?
Đảo ngọc - Phú Quốc - Việt Nam
Một số đảo vốn là bộ phận của lục địa. Do vỏ Trái
đất vận động, giữa chúng và lục địa xuất hiện dải đất đứt gãy chìm xuống do đó
mà thành đảo ngăn cách với lục địa bằng biển. Các đảo Đài Loan, Hải Nam ở Trung
Quốc đều được hình thành như vậy. Cũng có khi do sông băng tan, mực nước biển
dâng lên làm nhấn chìn các phần lõm ở bên bờ đại lục, chỉ còn lại một số vùng
đất cao, đỉnh núi biến thành đảo.
Ngày nay, người ta còn phát hiện được do chịu tác
dụng của lực trường, lục địa xảy ra những vết đứt gãy rất sâu, rất lớn và các
vật chất trong lòng đất tràn ra theo vết nứt hình thành đáy biển mới, có một số
mảnh vỡ từ lục địa phân tách tạo ra đảo ở cách xa lục địa. Theo nghiên cứu, hòn
đảo lớn nhất thế giới Greenland đã phân tách
từ lục địa châu Âu.
Từ núi lửa
Trong biển cũng còn rất nhiều hòn đảo vốn không phải
là lục địa, mà là do các dung nham và vật chất vụn khác từ núi lửa phun ra tích
tụ dưới đáy biển tạo nên. Quần đảo Hawaii
ở giữa Thái Bình Dương là một minh chứng điển hình. Chúng là một dãy núi lửa
nhô lên khỏi mặt nước.
Những đảo hình thành theo cách này nếu không có dung
nham và các vật chất núi lửa tiếp tục bồi đắp thì có thể bị sóng biển va đập mà
sụt lở cho đến khi mất hẳn dấu vết trên mặt biển. Tuổi thọ của chúng chỉ kéo
dài vài năm thậm chí chỉ mấy tháng. Nhưng nếu vật chất không ngừng phun ra và
tích tụ lại làm cho các đảo có thể tích tương đối lớn thì chúng có thể tồn tại
lâu dài.
Đến
san hô
San hô cũng là những người “thợ xây” đảo tích cực.
Chúng tụ hợp lại với nhau, tiết ra chất đá vôi, tạo nên những “cây” san hô
không ngừng sinh sôi nảy nở. Sóng gió có thể làm vỡ một bộ phận của chúng,
nhưng những mảnh vụn đó lại lấp đầy khoảng trống trong “rừng san hô” làm cho
chúng càng thêm chắc chắn. Cùng với xương của các sinh vật khác, chúng tích tụ
lại thành những tảng đá ngầm và hòn đảo mọc đứng thẳng trong biển. Mặc dù diện
tích của các đảo san hô không lớn, độ cao nhô lên mặt biển cũng có hạn, thường
chỉ từ vài đến vài chục mét, nhưng chúng vẫn có thể tồn tại vững vàng giữa đại
dương.
San hô cư trú ở vùng nước biển ấm, trong và có hàm
lượng muối thích hợp. Chúng chỉ có thể sống ở những vùng nước nông, độ sâu vài
chục mét. Chúng cần bám vào đáy biển có đá để mọc lên, vì thế rất nhiều đảo san
hô được phân bố tại đường giáp giới với lục địa, như những đảo san hô ở bên bờ
Đông Bắc Australia kéo dài tới hơn 2.000 km. Ở những nơi biển sâu, san hô không
thể sinh trưởng, nhưng ở những nơi tồn tại núi lửa thì chúng có thể lấy núi lửa
làm cơ sở, xoay quanh núi lửa để sinh sôi. Nếu phần giữa của núi lửa chìm xuống
nước mà san hô vẫn tiếp tục sinh sôi hướng lên trên, một đảo san hô có hình
vòng tròn mà ở giữa là nước. Đó chính là các vòng tròn trắng đặc biệt trên
biển.
sotechvn