Tại sao nam bị gout nhiều hơn nữ?

Đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh gút hơn phụ nữ, do các gen bị trục trặc thường có ở nam. Tới 95% nam giới có thể trạng to béo trong độ tuổi 35-45. Thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp. Thường bắt đầu vào tuổi 35 đến 45. Khởi bệnh đột ngột, diễn biến từng đợt, giữa các đợt đau các khớp hoàn toàn khỏi (những năm đầu).

Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới, đặc biệt ngón cái ở bàn chân (70%). Bệnh nhân thấy sưng nóng đỏ đau dữ dội, đột ngột ở một khớp, không đối xứng và có thể tự khỏi sau 3 - 7 ngày. Ở giai đoạn muộn biểu hiện ở nhiều khớp, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp. Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: Sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu màng não (cổ cứng, ói...).


Phụ nữ có nồng độ acid uric máu thường thấp hơn nam, nhưng đến tuổi sau mãn kinh lại tăng lên. Nam thường bị gout trong khoảng 30-50 tuổi, còn nữ từ 50-70. Bệnh gout ở nữ thường xảy ra sau mãn kinh. Tuy nhiên, phụ nữ có nam tính mạnh cũng vẫn bị mắc gout như thường. Các yếu tố có nguy cơ khác khác bao gồm béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa, nghiện rượu và sử dụng của một số thuốc (Aspirin, thuốc lợi tiểu).



GS.TS Nguyễn Lân Dũng – Báo Nông nghiệp Việt Nam

PHẦN MỀM